Nhịn ăn gián đoạn là hình thức ăn kiêng phổ biến, xen kẽ thời gian ăn uống và nhịn ăn. Trong thời gian nhịn ăn, cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nguồn năng lượng, giúp bạn đốt cháy mỡ thừa và giảm cân.
Sau bữa tối, bạn có thể thử nhịn ăn gián đoạn cho đến bữa sáng, thậm chí là bữa trưa hôm sau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc này giúp cơ thể tăng cường đốt cháy mỡ thay vì glucose để lấy năng lượng trong lúc ngủ.
Bên cạnh đó, nhịn ăn gián đoạn còn giúp điều chỉnh các hormone ảnh hưởng việc giảm cân, như insulin và hormone tăng trưởng. Nhìn chung, kết hợp nhịn ăn gián đoạn vào lối sống lành mạnh có thúc đẩy quá trình giảm mỡ trong khi ngủ.
Ảnh minh họaĐảm bảo nhiệt độ phòng ngủ luôn mát mẻ
Ngủ trong phòng mát có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo nhiều hơn để giữ ấm cơ thể.
Duy trì phòng ngủ ở nhiệt độ thích hợp cũng là biện pháp lành mạnh giúp bạn cải thiện chất lượng chất ngủ. Ngủ kém, rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến bạn không thể giảm cân, hoặc thậm chí là tăng cân.
Thực hiện các bài tập kháng lực vào buổi tối
Tập kháng lực, hay còn gọi là tập đề kháng, là hình thức tập luyện tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Thực hiện các bài tập này một cách đều đặn không chỉ giúp cơ bắp trở nên khỏe hơn, mà còn tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn.
Sau khi tập luyện, cơ thể vẫn tiếp tục đốt cháy calo, ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, từ đó giúp bạn giảm mỡ và phát triển cơ bắp.Tập thể dục cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ảnh minh họaTắm nước mát
Tắm nước mát đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc kích hoạt đốt cháy chất béo dự trữ để tạo nhiệt. Khi cơ thể tiếp xúc với nước mát, quá trình trao đổi chất được thúc đẩy khiến cơ thể đốt nhiều calo hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên tắm từ 1 - 2 giờ trước khi đi ngủ. Không nên tắm nước quá lạnh vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họaTránh ăn sát giờ ngủ
Nghiên cứu cho thấy ăn ngay trước giờ đi ngủ khiến cơ thể tích trữ calo thừa thành chất béo thay vì đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.Do đó, bạn nên tránh ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.
Hơn thế, ăn nhiều sát giờ ngủ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Nếu cảm thấy đói, bạn chỉ nên ăn nhẹ để cơ thể tiêu hóa đồ ăn hiệu quả và ngăn calo dư chuyển hóa thành mỡ.
Một số lựa chọn ăn nhẹ có thể cân nhắc như ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu axit amin tryptophan như trứng, quả hạch…
Theo Sức khỏe & Đời sống